Nếu coi doanh nghiệp là máy tính, văn hoá doanh nghiệp là hệ điều hành thì các suy nghĩ, hành vi & kết quả tạo ra của doanh nghiệp hay tổ chức được “điều hành” bởi yếu tố vô hình nhưng mang tính quyết định sự phát triển & trường tồn của doanh nghiệp.
Theo Havard Business Review:
Văn hoá giống như gió. Gió vô hình, không nhìn thấy nhưng sức mạnh của gió thì vô cùng lớn. Gió có thể thổi thuận chiều, có thể thổi ngược hướng di chuyển của con tàu.
Cấu trúc của văn hoá doanh nghiệp giống như hình lát cắt lõi của một khúc gỗ, gồm 04 lớp:
- Giá trị cốt lõi (lớp trong cùng): giá trị cốt lõi là tất cả những gì được công ty coi là không thể trả bằng tiền hay không thể thay đổi như: tận tâm, uy tín, chuyên nghiệp, định hướng khách hàng, tôn trọng cá nhân,…
- Hệ thống chuẩn mực: nghi thức, lễ nghi, hệ thống, nguyên tắc ứng xử,…
- Môi trường, phong cách lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp: độc đoán, dân chủ, chia sẻ, cứng nhắc, mềm dẻo, kết nối…
- Yếu tố hữu hình (lớp ngoài cùng): kiến trúc công sở, thiết kế không gian làm việc, trang phục, tuyên bố, khẩu hiệu,…
Trên thực tế, Văn hoá doanh nghiệp giúp doanh nghiệp thích ứng với môi trường bên ngoài, gia tăng lợi thế cạnh tranh hay khẳng định sự khác biệt của doanh nghiệp. Theo đánh gía của các doanh nghiệp thành công: văn hoá doanh nghiệp được coi là bộ “GEN” quý, là tài sản lớn của doanh nghiệp.
Cũng giống như quá trình sinh trưởng của một cây đại thụ, xây dựng văn hoá doanh nghiệp cần một quá trình ươm mầm, vun trồng, chăm sóc để “CÂY” phát triển, đơm hoa kết trái & vững vàng trước mưa giông, bão gió & khắc nghiệt gia tăng của “biến đổi khí hậu”.
VẬY NÊN: Để xây dựng doanh nghiệp phát triển vĩ đại và trường tồn, chúng ta cần lựa chọn bộ GEN quý, ươm mầm, vun trồng & chăm sóc CÂY VĂN HOÁ xanh tươi, đơm hoa, kết trái & thưởng ngoạn quả ngọt.
P/S: Điều này có “ứng” với cá nhân, gia đình, tổ chức?
Trần Văn Quang – Người truyền cảm hứng!
Leave a Reply